335 lượt xem

Tóm tắt sách: XÂY DỰNG ĐỂ TRƯỜNG TỒN (Jim Collins & Jerry Porras)

Chào mừng bạn đến với kênh Sách tóm tắt! Bạn thân mến. Bạn hãy tưởng tượng một người có khả năng chỉ cần nhìn lên bầu trời vào bất cứ thời khắc nào họ cũng đều có thể đọc được chính xác mốc thời gian khi đó, chẳng hạn như bây giờ là 2 giờ 30 phút 12 giây, sáng ngày 23 tháng 04 chẳng hạn. Ông ta là một người báo giờ xuất sắc và chúng ta rất ngưỡng mộ ông ấy với khả năng tuyệt vời đó, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu thay vì chỉ đơn giản thông báo giờ cho mọi người, thì ông làm ra được một chiếc đồng hồ có khả năng báo giờ mãi mãi, ngay cả khi ông ta đã qua đời. Như vậy trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc và có sức cuốn hút người khác chẳng qua chỉ là việc báo giờ, còn xây dựng nêu một công ty có thể phát triển lâu dài không phụ thuộc vào nhà lãnh đạo nào đó mới là việc quan trọng. Việc tạo ra đồng hồ có như vậy thì sự nghiệp cá nhân hay tổ chức đó mới có thể trường tồn theo thời gian và Jim collinsJerry polish đã thực hiện một dự án nghiên cứu dựa trên 18 công ty được chọn lọc trong công ty lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là 18 công ty vĩ đại hàng đầu thế giới với lịch sử hơn 100 năm, những công ty này cứ tăng quy mô gấp đôi sau 6 năm đến 7 năm và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh một thời dài.

 Trong cuốn sách: Xây dựng để trường tồn chính là những bí quyết được phát hiện và thu thập từ dự án nghiên cứu và phát hiện quan trọng này đã được chia sẻ rộng rãi cho mọi người. Đầu tiên là những người sáng lập ra các công ty vĩ đại hàng đầu. Họ luôn có khuynh hướng tạo ra đồng hồ chứ không chỉ là báo giờ đơn thuần, họ tập trung chủ yếu vào việc xây dựng một tổ chức hơn là việc chỉ dựa vào một sản phẩm hay một thị trường thành công. Một điều thú vị là các công ty hàng đầu này không hoàn toàn được thành lập với một ý tưởng vĩ đại, ý tưởng rõ ràng và mạnh mẽ nhất của họ chính là muốn được kinh doanh mà thôi còn kinh doanh những ngành gì thì họ cũng chưa biết.

Masaru Ibuka đã thành lập Sony vào tháng 8 năm 1945 mà không có ý tưởng cụ thể gì về sản phẩm. Ông và 7 nhân viên đầu tiên đã thử những sản phẩm có thể làm và lần lượt thất bại ở giai đoạn đầu. Cho đến khi có được bước thành công nhảy vọt với chiếc Radio bỏ túi đầu tiên trên thế giới. Chúng ta cần chuyển đổi cách nhìn sản phẩm là phương tiện để xây dựng công ty chứ không phải công ty là phương tiện để phát triển sản phẩm, hãy sẵn sàng từ bỏ hay làm mới sản phẩm, nhưng không bao giờ từ bỏ công ty, hãy kiên trì với công ty và vượt qua mọi thành công lẫn thất bại để hướng đến việc lập ra một thể chế to lớn và lâu bền.

Một công ty không thể thành công chỉ với những nhà lãnh đạo tầm thường. Những nhà lãnh đạo thành công họ thường rất tập chung, nhưng tập chung với tiêu chí phải tạo ra đồng hồ thay vì chỉ báo giờ thì, những công ty vĩ đại hàng đầu đã chứng minh rằng khả năng lãnh đạo tài ba không phải là yếu tố quyết định cho sự thành ở công ty, điều vĩ đại mà các nhà lãnh đạo này làm được, là định hướng về xây dựng tổ chức mạnh mẽ đến mức vượt lên trên tham vọng cá nhân của một người thông thường, vì vậy mà các công ty hàng đầu thì rất nổi tiếng nhưng các nhà lãnh đạo thì không. Chúng ta sẽ bắt đầu khám phá bí mật trường tồn của những công ty hàng đầu đó là những thứ có giá trị hơn cả lợi nhuận đơn thuần, lợi nhuận giống như không khí, thức ăn, nước uống và máu của cơ thể, chứ không phải là mục đích của cuộc sống, nhưng thiếu chúng thì cuộc sống không thể tồn tại, những công ty hàng đầu cũng theo đuổi lợi nhuận nhưng họ cũng theo đuổi những lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa.

 Một công ty dược phẩm ở Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai có tên là Mart. Mart từng đem thuốc Tomycin phát miễn phí tại Nhật Bản để tiêu diệt căn bệnh lao đang hoành hành dữ dội. Họ đã không kiếm được một xu lợi nhuận nào ở đó cả, nhưng vì vậy mà ngày nay đó đã là công ty dược phẩm mỹ lớn nhất trên thị trường thế giới. Dù sau này nó còn tiếp tục sản xuất thuốc chữa chứng mù lòa cho hơn một triệu người từ nhiều nước khác nhau, một triệu khách hàng thật sự là một thị trường rộng lớn, trừ một điều là họ không đủ tiền để mua thực phẩm và nước uống nhưng họ đã phát miễn phí cho những ai cần nó, một nhà lãnh đạo đã nói thuốc là để cho bệnh nhân chứ không phải là vì lợi nhuận, lợi nhuận sẽ đến sau và sẽ luôn đến nếu ta ghi nhớ điều đó.

 Đây là hình ảnh chuẩn mực tiêu biểu cho chủ nghĩa lý tưởng thực dụng của các công ty hàng đầu rằng nếu chúng tôi cung cấp được sự thỏa mãn và hài lòng thật sự cho khách hàng thì chúng tôi sẽ có khả năng sinh lợi nhuận và kết quả đạt được trong dài hạn sau này. Những hành động tương tự không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng bằng cách nào đó nó luôn mang lại những kết quả thật xứng đáng, đến đây chúng ta có thể nhận ra các công ty hàng đầu đã hoạt động theo một khung tư tưởng nào đó, rồi mới tạo ra lợi nhuận hơn là chỉ đi theo đuổi lợi nhuận đơn thuần mà không tư tưởng ấy chính là tầm nhìn của doanh nghiệp, khái niệm tầm nhìn có lẽ là khái niệm được sử dụng nhiều nhất nhưng cũng ít được hiểu đúng nhất và đây là cách định nghĩa đơn giản và rõ ràng một tầm nhìn gồm có hai phần chủ yếu giống như hai nửa của biểu tượng âm đương.

Phần thứ nhất là tư tưởng cốt lõi của doanh nghiệp còn Phần thứ hai là tập hợp những mục tiêu tham vọng và đầy thách thức, tư tưởng cốt lõi là một đích đến trừu tượng và không bao giờ có thể đạt được giống như việc đi tới đường chân trời hay theo đuổi một vì sao còn tập hợp các mục tiêu tham vọng và đầy thách thức là những mục tiêu cụ thể có thời hạn từ 10 năm đến 30 năm, trong một quá trình giống như các ngọn núi nối tiếp nhau để người ta chinh phục hết. Đỉnh này đến đỉnh kia, tư tưởng cốt lõi chỉ có tác dụng dẫn đường và truyền cảm hứng chứ không phải được tạo ra sự khác biệt nên hai công ty có thể có cùng tư tưởng cốt lõi còn các mục tiêu tham vọng và đầy thách thức chính là những để cụ thể hóa tầm nhìn và làm nên những đột phá cho công ty, tư tưởng cốt lõi là những nguyên lý chủ chốt và luôn phải được giữ vững không bao giờ được đem ra đánh đổi lấy lợi ích tài chính, lợi ích tài chính là động cơ ngắn hạn đó là lý do tồn tại chủ yếu của một tổ chức vượt lên trên việc tìm kiếm được nhuận thông thường, còn các mục tiêu tham vọng và đầy thách thức sẽ luôn được lập mới để cả tổ chức cùng quyết tâm chinh phục.

Mục tiêu này đạt được sẽ có mục tiêu mới cao hơn được lập ra, đây cũng là một biện pháp chống căn bệnh trì trệ và tự mãn trong doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc làm thế nào để thiết lập được một tầm nhìn cho một công ty hay một tổ chức, nhiều người đã sai lầm khi cho rằng một công ty lập ra chỉ để kiếm tiền, nếu tư tưởng cốt lõi là để tìm kiếm lợi nhuận thì công ty hoàn toàn có thể dừng lại khi đạt được một mức lợi nhuận kỳ vọng nào đó, vì lợi nhuận là một mục tiêu có thực và có thể đạt được, chính điều đó sẽ khiến cho công ty không có cơ hội. Để sản xuất phim hoạt hình cho trẻ em thì tư tưởng cốt lõi của Disney là sử dụng óc tưởng tượng để đem lại hạnh phúc cho con người, chừng nào sự tưởng tượng còn tồn tại thì tư tưởng cốt lõi của Disney sẽ không thể hoàn thành, việc tìm kiếm lợi nhuận chỉ là một trong những mục tiêu tham vọng và đầy thách thức, trong một quá trình, một giai đoạn nào đó chúng ta có rất nhiều cách để thiết lập các mục tiêu tham vọng. Ví dụ một con số cụ thể nào đó về doanh thu cần đạt được vào một mốc thời gian nào đó, hay mục tiêu về vị trí của công ty trên thị trường mà công ty đó tham gia thậm chí có những công ty còn chọn cách theo đuổi đối thủ là mục tiêu tham vọng đầy thách thức. Ví dụ như Nike từng đặt mục tiêu vượt qua Adidas điều quan trọng là các mục tiêu ấy phải thật cụ thể rõ ràng và mang tính mệnh lệnh chứ không thể nó một cách chung chung theo kiểu chất lượng hàng đầu là tăng cường sự tập trung và đa dạng hóa ý tưởng.

 Tuy nhiên các công ty hàng đầu không phải lúc nào cũng hoàn hảo và các tư tưởng cốt lõi không hẳn là điều đúng đắn, dưới góc nhìn của xã hội đôi khi nó còn mang màu sắc như tín đồ và tôn giáo, điển hình là công ty sản xuất thuốc lá Philip Morris tư tưởng cốt lõi của họ là quyền tự do của con người và công ty có một nền văn hóa hút thuốc đầy thách thức, lan tràn đến từng cá nhân ở đó người ta kéo mạnh bao thuốc ra khỏi túi châm lửa rồi quăng mạnh bao thuốc xuống mặt bàn, với tất cả điều đó, họ tự coi mình là những chàng cao bồi ngang tàng tự do, trong các biển quảng cáo của công ty tư tưởng cốt lõi có thể đúng đắn hoặc không, dưới góc nhìn của xã hội nhưng nó về được truyền bá mạnh mẽ trong nội bộ công ty và tạo ra nền văn hóa đặc trưng các công ty hàng đầu đào tạo và tuyển chọn đối ngũ quản trị cấp cao sao cho phù hợp tối đa với hệ thống tư tưởng của công ty. Các tư tưởng cốt lõi không bao giờ đến từ trước tư tưởng của người khác, cũng không được hình thành từ các lý thuyết sách vở hay dự tính toán đơn thuần nó được hình thành từ điều mà công ty đó thật sự tin tưởng tư tưởng, cốt lõi của một công ty thường chỉ có 3 đến 6 nội dung và hầu hết được hình thành sau khi công ty đã trả qua giai đoạn phát triển đầu tiên, thường là khoảng một thập kỷ sau khi thành lập, nhưng sẽ trước khi họ trở thành những công ty lớn, tư tưởng cốt lõi là thứ không bao giờ thay đổi của một công ty nhưng những thực hành về tư tưởng cốt lõi thì lại luôn cần đổi mới và tiến bộ đây là hai khái niệm tuyệt đối không được nhầm lẫn.

 Ví dụ tư tưởng cốt lõi là sự tôn trọng và quan tâm đến mỗi nhân viên, còn phục vụ bánh kẹo và trái cây cho nhân viên vào 10 giờ sáng hàng ngày chỉ là một biện pháp thực hành và có thể thay đổi được. Tại Boeing tư tưởng cốt lõi luôn là người tiên phong trong lĩnh vực hàng không tư tưởng này bất biến còn việc theo đuổi sản xuất máy bay chở khách cỡ lớn chỉ khi được đơn thuần để thực hành tư tưởng đó, nên có thể thay đổi một số ví dụ khác về việc đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng và thách thức. Ở những công ty hàng đầu đặt ra mục tiêu dân chủ hóa xe hơi trong bối cảnh thị trường xe hơi còn quá mới mẻ và Henry Ford chỉ là một trong 30 công ty với thị phần khiêm tốn là 15 phần trăm thì đây là một mục tiêu vô cùng táo bạo và Henry Ford đã tuyên bố và miêu tả rất rõ ràng về mục tiêu này như, chúng ta phải sản xuất ra loại xe hơi cho đại chúng, giá của loại xe này phải đủ thấp để bất kỳ ai có thu nhập vừa phải cũng đủ tiền mua và sử dụng nó, ai cũng có thể có một chiếc xe hơi như thế trong nhà và trên các xa lộ. Các xa lộ của chúng ta xe ngựa sẽ biến mất để nhường chỗ cho xe hơi. Mục tiêu này đã tập trung được sức mạnh của công ty toàn bộ đội thiết kế của Ford đã làm việc điên cuồng và họ đạt được mục đích đề ra.

Nhưng đáng tiếc là Ford lại không lập ra được những mục tiêu tham vọng tiếp theo để chinh phục, điều này đã khiến họ rơi vào cái bẫy của sự tự mãn và đã thụt lùi so với các đối thủ của mình, một điển hình khác về vai trò của mục tiêu tham vọng và đầy thách thức đó là tại Sony với bước nhảy vọt ngoạn mục Sony đặt mục tiêu sản xuất Radio bỏ túi với kích cỡ thu nhỏ, nó đủ để bỏ trong túi hồ sơ mi. Vào thời điểm mà công nghệ bán dẫn chưa thể tồn tại trong thương mại, thậm chí tại Mỹ người ta cũng mới chỉ sử dụng bán dẫn cho các mục tiêu quốc phòng nơi mà tiền bạc không phải là vấn đề thì mục tiêu tham vọng để thách thức này của Sony là một mục tiêu điên rồ. Nhưng rồi Sony đã hoàn thành mục tiêu đó biến Radio bỏ túi thành một sản phẩm tràn ngập thị trường thế giới và thành công này cũng đem lại giải Nobel trong một nhà khoa học của Sony, những mục tiêu đầy tham vọng và thách thức của các công ty hàng đầu có vẻ táo bạo trong con mắt của người ngoài cuộc nhưng với những người bên trong công ty thì khi họ không hề thấy như vậy, hành động đó là liều lĩnh hay quá đáng, điều này giống như khi bạn nhìn thấy một nhà Neo Núi đang chênh vênh trên một núi đá không có dây an toàn, nếu tuột dây anh ta sẽ rơi xuống và có thể chết. Những người quan sát cảnh này đều cho rằng anh ta quá liều lĩnh tìm kiếm rủi ro một cách dại dột nhưng thực tế thì người leo núi biết rằng anh đang làm một việc khả thi, anh ta tin tưởng rằng với sự tập luyện và tập trung thích hợp, anh ta sẽ leo lên được ngọn núi đó, việc biết rằng nếu tụt tay là chết đã kích thích sự tập trung của anh ta, anh ta rất tự tin vào khả năng của mình và anh ta biết mình đang làm gì với mục tiêu đó. Khi lập ra các mục tiêu tham vọng các công ty hàng đầu cũng có suy nghĩ tương tự để trở thành chiếc đồng hồ chứ không đơn giản chỉ là thông báo giờ.

Cuốn sách này không phủ nhận vai trò của các nhà lãnh đạo, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định trong việc cố đưa người lên mặt trăng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo sâu sắc của tổng thống Kennedy, ông xứng đáng được ca ngợi và yếu tố lãnh đạo đó không phải là yếu tố chủ đạo sau khi ông mất vào năm 1963 nhiệm vụ nói trên vẫn không hề bị trì hoãn chính vẻ đẹp của mục tiêu cao cả này đã kích thích và thúc đẩy mọi người hành động sau này. Dù cho bị tổng thống nước Mỹ có là ai đi nữa và tại các công ty hàng đầu cũng vậy, khi các nhà lãnh đạo về hưu những mục tiêu to lớn vẫn là động lực là nguồn cảm hứng cho mọi cố gắng sau này, những mục tiêu to lớn thưởng vượt lên trên sức ảnh hưởng của người đã lập ra mục tiêu đó và ăn sâu vào tổ chức của công ty, mục tiêu đó được truyền nhiệt tình và khát vọng cho mọi người, nếu như tư tưởng cốt lõi là cố định và chỉ nên có từ 3 đến 6 nội dung khi những mục tiêu tham vọng và đầy thách thức lại không cần bị hạn chế về số lượng trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên sau khi đạt được mục tiêu này công ty cần phải có mục tiêu mới tiếp theo để không rơi vào cái bẫy của sự trì trệ và tự mãn, một điều cần lưu ý là các công ty hàng đầu không mù quáng chạy theo bất cứ thử thách nào họ chỉ nhắn tới những mục tiêu nhất quán với tư tưởng cốt lõi và làm tăng sức mạnh cho tư tưởng cốt lõi.

 

MUA SÁCH ỦNG HỘ SÁCH TÓM TẮT & TÁC GIẢ
THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA SÁCH TÓM TẮT

Thẻ tìm kiếm:
error: Cảnh báo! Bạn không thể COPPY!
0848775566
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon