71 lượt xem

Tâm lý học về tiền – “4 SAI LẦM” khiến bạn MÃI NGHÈO | Morgan Housel

Chào mừng bạn đến với Sách tóm tắt. Hôm nay mình sẽ gửi đến bạn phần tóm tắt của cuốn sách có tựa đề: “Tâm lý học về tiền” của tác giả Morgan Housel. Các bạn nhớ nhấn nút đăng ký kênh và vào nhóm cộng đồng hội đam mê đọc sách cùng Sách tóm tắt để không bỏ lỡ bất kỳ cuốn sách hay nào. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập vào website để mua sách, ủng hộ Sách tóm tắt và tác giả, chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Cuốn sách, được chắp bút bởi Morgan Housel, là một tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh. Ông là đối tác của The Collaborate Fund, và là cây bút của nhiều tạp trí về tài chính. Ông hai lần đạt Giải thưởng Kinh doanh xuất sắc nhất, của Hiệp hội nhà văn, và Biên tập Kinh doanh Hoa Kỳ. Hiện nay, ông đang sống ở Seattle với gia đình. Nói vậy để khẳng định tính chuyên môn, và tính định hướng của cuốn sách.

Cuốn sách: “Tâm lý học về tiền” nói cho bạn biết, tiền bạc là yếu tố để duy trì cuộc sống, và thật sự dù bạn yêu tiền hay không, không thể phủ nhận rằng: “Bạn cần tiền”. Do đó, tiền bạc chi phối cuộc sống của chúng ta, theo những cách khác nhau, trực tiếp và gián tiếp. Mọi người có thể làm mọi thứ xung quanh tiền, kiếm tiền, sử dụng tiền, rửa tiền và ai cũng cần tiền. Bạn biết điều gì cũng mang những đặc điểm như trên, và cũng khó nắm bắt như vậy không. Vâng, chính là tâm lý của con người, cũng chi phối, và khó nắm bắt như vậy. Nhưng mình không chắc, đây là lý do mà tác giả để tiền bạc, và tâm lý học đi với nhau như vậy. Ý mình là chắc hẳn tâm lý, và tiền bạc phải có mối quan hệ khăng khít như thế nào chứ? Đúng vậy, không nhiều thì ít, Morgan Housel đã nói thế này:

“Tiền đề của cuốn sách này, là việc kiếm tiền có liên quan một chút đến mức độ thông minh của bạn, và liên quan rất nhiều đến cách bạn cư xử. Và hành vi này rất khó học theo, ngay cả với những người thông minh. Một thiên tài mất kiểm soát, có thể là một thảm hoạ tài chính. Điều ngược lại cũng đúng. Những người bình thường, không được học hành về tài chính, có thể giàu có, nếu có một số kỹ năng không liên quan gì, đến các thước đo thông minh thông thường”.

Tiếp theo mình và các bạn cùng tóm tắt, tìm hiểu và lắng nghe cuốn sách để có thể thấu hiểu hết nội dung sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt, giúp bạn vững bước thành công trong tương lai.

Bạn thân mến. Tài chính cá nhân là một chủ đề rất đáng để quan tâm và hôm nay mình sẽ chỉ ra cho các bạn biết về 4 quan niệm sai lầm về tiền bạc, đã có câu nói như thế này, quan niệm về tiền sẽ quyết định số phận của bạn, là giàu sang, hay nghèo khổ. Vậy, quan niệm về tiền bạc của bạn là gì? liệu nó có đúng hay không, toàn bộ những câu hỏi đó, đều được chia sẻ trong cuốn sách: “Tâm lý học về tiền” của tác giả Morgan Housel, cuốn sách sẽ đưa ra cho chúng ta, cách nhìn ngược lại, với những quan điểm về tiền vốn có, nó nhắc nhở chúng ta tránh khỏi những suy nghĩ sai lầm về tiền bạc, giúp chúng ta cải thiện rất nhiều về khả năng đầu tư, cũng như là phát triển tài chính cá nhân của bản thân. Mình hi vọng, nội dung của cuốn sách mà mình muốn truyền tải thông qua video, và bài viết ngày hôm nay, có thể giúp ích cho con đường quản lý, và phát triển tài chính của bạn.

Mở đầu cuốn sách, tác giả đã giới thiệu một câu chuyện về một nhà từ thiện, người Mỹ, có tên là Ronal Read. Ông ấy sinh sống ở một vùng ngoại ô, và hưởng thọ 92 tuổi, với một cuộc đời bình dị, mọi chuyện nghe có vẻ rất bình thường, cho đến khi người ta biết rằng, tài sản ròng của ông ta đạt trên một triệu đô la Mỹ, đồng thời trước khi qua đời, ông ấy đã chuẩn bị sẵn di chúc, và dùng phần lớn số tài sản để làm từ thiện, mọi người đã vô cùng tò mò, là làm thế nào mà ông ấy có một tài sản lớn như thế, hay là liệu có một bí mật gì đen tối đằng sau. Nhưng thông qua điều tra, thì chẳng có một bí mật nào cả, ông ấy cũng không trúng số, cũng không làm gì bất hợp pháp, cũng không hề kế thừa bất cứ tài sản lớn nào, điều duy nhất ông ấy làm, là không ngừng tích lũy số tiền mà mình kiếm được, và dùng số tiền đó vào đầu tư dài hạn.

Còn một người khác có tên là Richard Fuscone, anh là một thạc sĩ quản trị kinh doanh, tốt nghiệp đại học Harvard, sau khi tốt nghiệp thì anh đã trở thành quản lý cấp cao, và rất thành công trong ngành tài chính. Khi mới chỉ 40 tuổi, anh đã có thể nghỉ hưu sớm, nhưng sau khi nghỉ hưu được 2 năm, anh ta mượn ngân hàng số tiền rất lớn, để xây căn biệt thự của mình, căn biệt thự được mở rộng với rất nhiều thiết bị tiện nghi, và nội thất sang trọng, nhiều phòng tắm hơn, và có tới hai bể bơi lớn. Căn biệt thự này còn là nơi vui chơi giải trí, tổ chức tiệc tùng của anh ta, chỉ tính riêng tiền bảo trì hàng tháng thôi, thì số tiền duy trì đã lên tới 90 nghìn đô la Mỹ rồi. Không những thế, anh ta sống rất xa hoa, thường xuyên chi trả nhiều tiền, để tổ chức các cuộc tiệc tùng ăn chơi, thế nhưng không lâu sau đó. Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, một số lượng lớn tài sản của anh ta đã bay hơi, cộng thêm với khoản nợ lớn từ ngân hàng, và các tài sản có tính thanh khoản thấp, đã khiến anh ta lập tức bị phá sản.

Thông qua 2 câu chuyện này, tác giả đã cho chúng ta thấy rằng, tiết kiệm tiền, và tích lũy tài sản, mới là cách giúp đồng tiền luôn vận động tích cực, còn làm ra nhiều của cải đến mấy đi chăng nữa, nhưng mải mê chạy theo cuộc sống vật chất, thì có lẽ không bao giờ là đủ, và muôn đời sẽ chẳng thấy điểm dừng. Bây giờ, mình xin thông qua cuốn sách, chia sẻ với các bạn 4 quan niệm sai lầm về tiền bạc, mà chúng ta nên biết càng sớm càng tốt.

Sai lầm đầu tiên: Chúng ta không bao giờ mãn nguyện với tài sản đã có. Trong cuốn sách, có nhắc tới một câu chuyện như thế này, vào năm 1920, Clarence Saunders, một nhà kinh doanh chứng khoán vô cùng thành công trong ngành, ông ấy mau chóng trở thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ, điều này khiến ông ta ngày càng trở nên tự tin hơn, và vẫn muốn thành công nhiều hơn nữa. Chính vì thế, ông ta mượn một số tiền khổng lồ, để đầu tư vào thị trường cổ phiếu, nhưng vì sự phán đoán, và tính toán sai lầm, trong phút chốc ông ta đã đánh mất tất cả, số tiền mình đã có, ông ta lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, cuối cùng phá sản. Cùng với thời gian đó, cuộc sống hôn nhân của ông ấy, cũng xảy ra rất nhiều vấn đề, người vợ đã bỏ đi, hai cuộc khủng hoảng đến cùng một lúc, đã khiến ông ấy kết liễu cuộc đời trong chính ngôi nhà riêng của mình.

Còn một câu chuyện khác, đó là chủ tịch tiền nhiệm công ty cố vấn nổi tiếng nhất thế giới McKinsey & Company, là ông Rajat Gupta, có một khối tài sản khổng lồ khoảng 1 tỉ đô la Mỹ, nhưng với Rajat Gupta, ông ấy vẫn luôn muốn giàu có hơn nữa, để bước chân và giới tỷ phú. Chính vì thế, ông ta đã có ý đồ xấu, muốn thông qua thông tin nội bộ để kiếm lời, trong thị trường cổ phiếu, nhưng cuối cùng ông ta bị vạch trần, và kết án 2 năm tù, trong phút chốc cả danh tiếng, và sự nghiệp đã bị hủy hoại toàn bộ.

Ham muốn về tiền bạc vật chất của con người, là không bao giờ có điểm dừng, khi có được thứ gì đó, chúng ta luôn muốn có nhiều hơn nữa, lòng tham của chúng ta là không đáy và vô hạn. Đây chính là bản chất của con người, nói một khía cạnh khác, thì nó cũng là một phần, tiếp thêm cho chúng ta động lực, để chúng ta phát triển tài chính, nhưng nếu dùng bản tính ngày để quản lý và kiếm tiền, thì sẽ phát sinh ra những hành vi không đủ lý tính, mà dẫn đến những kết cục bi thảm. Bên cạnh đó, thì sự so bì trong xã hội, cũng là một chất xúc tác, khiến cho nhiều người không bao giờ cảm thấy mãn nguyện, sẽ luôn có người giàu có hơn bạn, kiếm nhiều tiền hơn bạn, có nhà to hơn bạn, sạch đẹp hơn bạn, mà sự thực là khi bạn sở hữu được những vật chất này rồi, bạn sẽ cảm thấy chúng không có ý nghĩa nhiều, mà cũng không khiến bạn cảm thấy vui.

MUA SÁCH ỦNG HỘ SÁCH TÓM TẮT & TÁC GIẢ
THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA SÁCH TÓM TẮT

error: Cảnh báo! Bạn không thể COPPY!
0848775566
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon