86 lượt xem

The Soft Addiction Solution- Cắt bỏ cơn “Nghiện mềm” bên trong bạn | Judith Wright

Chào mừng bạn đến với Sách tóm tắt. Hôm nay mình sẽ gửi đến bạn phần tóm tắt của cuốn sách có tựa đề: The Soft Addiction Solution – Hãy cắt bỏ những cơn “Nghiện mềm” bên trong bạn của tác giả Judith Wright. Các bạn nhớ nhấn nút đăng ký kênh, và vào nhóm cộng đồng hội đam mê đọc sách cùng Sách tóm tắt, để không bỏ lỡ bất kỳ cuốn sách hay nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập website để mua sách, ủng hộ Sách tóm tắt và tác giả, chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Bạn thân mến. Bạn đã bao giờ tự hỏi, làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều ý nghĩa, và mục đích hơn, trong những ngày bận rộn của mình chưa? Câu trả lời rất đơn giản là: “Hãy cắt bỏ những cơn “Nghiện mềm” bên trong bạn”. Như Judith Wright đã tiết lộ trong ấn bản sửa đổi, và mở rộng của cuốn sách: Self-Help kinh điển, có tựa đề: There Must Be More Than This. Nhiều người, trong chúng ta nghiện những thói quen dường như vô hại, và được xã hội thừa nhận như: Mua sắm, xem TV và buôn chuyện, tán ngẫu…vân vân. Những thứ đó đã cướp đi những thói quen của chúng ta, làm che mờ tâm trí trong sáng của chúng ta, và che giấu niềm khao khát sâu sắc hơn của chúng ta, về những niềm vui lâu dài.

Theo tác giả: Judith Wright, chứng nghiện nhẹ rất quyến rũ, vì chúng thỏa mãn những ham muốn mạnh mẽ, và chúng ta dễ dàng bị cuốn hút, vì chúng được coi là hành vi “Bình thường”. Hành vi này, dường như không đòi hỏi những biện pháp phi thường, như nghiện ma túy, hoặc nghiệm rượu bia, đồ uống kích thích. Tuy nhiên, những cơn nghiện mềm, đòi hỏi chúng ta phải hành động, và trong cuốn sách đột phá này, tác giả: Judith Wright, sẽ giải thích lý do tại sao, chúng lại gây tổn hại đến vậy, và vạch ra một kế hoạch hiệu quả, để vượt qua những thói quen tiêu cực này, nhằm khám phá thêm niềm đam mê, tình yêu, sự cam kết, và ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta.

Tiếp theo, mình và các bạn cùng tóm tắt, tìm hiểu và lắng nghe cuốn sách để có thể thấu hiểu hết nội dung sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt, giúp bạn vững bước thành công trong tương lai.

Hôm nay, Sách tóm tắt xin chia sẻ tới các bạn một nội dung tóm tắt, và diễn giải những gì cốt lõi nhất của cuốn sách: The Soft Addiction Solution, tạm dịch là “Nghiện mềm” của tiến sĩ: Judith Wright, một chuyên gia nhà tư vấn phong cách sống và hôn nhân, nổi tiếng người Mỹ. Nghiện mềm là gì? Trong một cuốn sách trước, mà The Craving Mind, đã chia sẻ tới các bạn mang tên: Trò chơi của dục vọng, tác giả tiến sĩ: Judson Brewer, đã phân tích về 6 loại nghiện, mà con người hiện đại thường mắc phải, có bạn sau khi xem xong Video đã tâm sự rằng, bản thân mắc phải cả 6 loại nghiện, và cảm thấy rất buồn. Vậy thì hôm nay, cuốn sách tuần này, chỉ tập trung vào một loại nghiện, nó tuy là một loại nghiện nhẹ, nhưng có thể ngang nhiên len lỏi và cuộc sống của bạn, tưởng chừng như nó vô hại, nhưng thực chất nó lại đang khiến lãng phí cuộc đời, lãng phí thời gian trân quý, tiền bạc cũng như là sức khỏe của chính mình, thực chất chỉ bằng cách thoát khỏi những cơn nghiện mềm, cơn nghiện nhẹ, cơn nghiện nhỏ, ngay bên cạnh bạn mỗi ngày, chúng ta mới có được sức mạnh, và khả năng để vượt qua những thứ cạm bẫy khác lớn hơn, và từ đó có thể làm chủ cuộc đời của chính bạn.

Đây cũng chính là lý do, mình muốn làm video ngày hôm nay, để chia sẻ về loại nghiện mềm này. Rồi, bây giờ mời các bạn cùng lắng nghe, và tìm hiểu nghiện mềm rốt cuộc là gì? Tại sao chúng ta lại bị mắc phải chứng nhận này, và rất khó để loại bỏ chúng, và cách kê đơn thuốc ra đòn chính xác, để giải quyết cơn nghiện mềm. Từ đó tìm thấy những điều thực sự khiến bạn hạnh phúc, và hài lòng như thế nào.

Phần 1: Nghiện mềm là gì? Xác nhận bản thân có bị nghiện mềm hay không? Để trả lời những câu hỏi này, tác giả có dùng một câu vắn tắt như thế này về nghiện mềm: “Bạn sẽ không chết vì nghiện mềm, nó chỉ khiến bạn sống không đủ tốt mà thôi”. Vậy, loại nghiện gì sẽ khiến chúng ta gặp nguy hại trực tiếp tới tính mạng và tuổi thọ, đó là những cơn nghiện nặng hơn, như nghiện ma túy, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện chất kích thích,…vân vân.

Để cai những cơn nghiện này, thì cách tốt nhất là không tiếp xúc với các chất nghiện nữa, nhưng nghiện mềm thì ngược lại hoàn toàn, tức là bạn không thể không tiếp xúc với các chất, hay các hoạt động, có khả năng gây ra nghiện mềm. Bởi vì, chúng luôn xuất hiện trong mọi ngóc ngách của cuộc đời bạn, từ các bữa ăn, mua sắm, sinh hoạt đến học tập làm việc, quan hệ xã hội…. vân vân. Vì vậy, nghiện mềm là một hiện tượng phổ biến, và hầu hết chúng ta đều mắc phải. Theo cuốn sách, qua một cuộc thăm dò Mỹ, có đến 91% người mắc chứng nghiện mềm, và tác giả cũng tin rằng, 9% người còn lại đó, chỉ là họ không dám thừa nhận mà thôi. Vậy, làm thế nào để nhận ra bản thân có bị nghiện mềm hay không? Cuốn sách này cho chúng ta biết, trên cơ bản có 4 loại nghiện mềm như sau:

Loại nghiện mềm thứ nhất: Đó là về hành vi, bất cứ hành vi nào một khi trở nên quá đà, và được sử dụng như một phương tiện đánh lạc hướng, làm tê liệt, và trốn tránh cảm xúc, đều có khả năng trở thành chứng nghiện nhẹ, biểu hiện nay thường tập trung vào các hoạt động giải trí, tương tác xã hội…. vân vân. Ví dụ, như là lướt điện thoại mọi lúc khi rảnh rỗi, xem Tivi quá độ, cứ về đến nhà hoặc đi làm mệt, là xem điện thoại quên cả thời gian, xem chán thì lại cảm thấy hối hận, bực mình, tự trách, nuối tiếc, hay khi đăng một bài gì đó lên mạng xã hội, luôn phải không ngừng cập nhật xem thông báo, số lượt thích, số lượt người bình luận bao nhiêu. Hoặc là, từ chối giao tiếp trong thực tiễn với người khác, ngủ nướng, thức khuya, để làm chuyện vô bổ, thích ngồi lê đôi mách bàn về người khác, cuồng làm việc, mua sắm, tích trữ, vì sợ sẽ không đủ khi cần, luôn chọn đi ăn những nhà hàng cao cấp, và nhiều hơn thế nữa.

Loại nghiện mềm thứ 2: Là Lẩn tránh. Ví dụ, khi bạn biết rõ bản thân, nên bắt đầu là một công việc nào đó ngay lập tức, nhưng lại không thể đi vào trạng thái bắt đầu trong suốt một thời gian dài, và bạn cứ tìm mọi lý do để trì hoãn. Thực chất, khi bạn từ chối, trốn tránh một việc, hoặc tự kiếm lý do, để biến mức độ, tính chất của việc đó giảm dần, từ to hóa nhỏ, từ nhỏ thành không có gì, để bạn không phải đối mặt, và thực hiện nữa. Thì đây, chính là lúc bạn mắc phải cơn nghiện lẩn tránh.

Ví dụ: Con hư không có cách dạy, nhìn ra vấn đề nhưng không tìm cách giải quyết, hay những mâu thuẫn nhỏ tồn tại giữa vợ chồng, khi chúng ta đều nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề đó, thì đây đều là phản ứng thói quen, và đằng sau nó luôn là một nỗi bất an trong lòng bạn, khi càng lo sợ, thì càng dễ mắc phải cơn nghiện trốn tránh này.

Loại nghiện mềm thứ ba: Là về tình cảm và lối sống, khi bạn có những phản ứng thường xuyên trong tình cảm và lối sống, nó cũng rất dễ gây nghiện. Ví dụ, không ngừng than vãn, đổ lỗi, mắng con, trách chồng, chê vợ, chỉ trích người yêu,…vân vân, hay một số người luôn luôn nói đùa, pha trò cười về mọi thứ khi gặp phải, hoặc thờ ơ, lãnh đạm với tất cả mọi người…. vân vân. Những người, thường xuyên có biểu hiện phản ứng như này, để có thể tách bản thân, khỏi cảm xúc thật trong lòng, coi nó như một lối thoát.

Loại nghiện mềm thứ tư: là cơn nghiện về thực phẩm, và hàng hóa tiêu dùng. Khi thích một thứ gì đó, như là đồ chiên dầu mỡ, đồ ngọt, cà phê, hoặc một chiếc túi, quần áo, giày dép, nước hoa thương hiệu nào đó, mà bạn cảm thấy bồn chồn, lo âu, nôn nóng, chỉ vì bạn không ăn được, uống được, mua được thứ đấy, và phải tìm mọi cách để có được, thì đó cũng là một biểu hiện của một loại nghiện. Thực chất ở đây, còn có rất nhiều hành vi, biểu hiện cảm xúc gây nghiện mềm khác trong cuộc sống, mà ở đây vì thời gian giới hạn, mình không thể liệt kê hết được.

Tuy nhiên, có hai đặc điểm cốt lõi, để bạn nhận dạng bản thân mình có bị nghiện mềm hay không?

Đặc điểm thứ nhất: Là nếu khi thực hiện một hành vi nào đó, mà đi ngược lại về sự quyết tâm, mong muốn mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống của bạn, và cuối cùng để lại trong bạn một cảm giác trống rỗng, hối hận, tự trách mình, hoặc cảm thấy vô nghĩa, thì khi đó bạn đã mắc phải một loại nghiện mềm nào đó.

Đặc điểm thứ 2: Là khi bạn làm một việc gì đó, mà cảm thấy không tập trung, không hoàn toàn tận hưởng thực sự, và chú tâm vào điều đấy, mình có thể lấy ví dụ đó là, việc chúng ta lướt Tik Tok. Ở đây, bạn đừng nghĩ rằng lướt Tik Tok là đang rất tận hưởng, và tập trung. Tập trung, là một trạng thái mà ở đó, hành động của bạn mang tính có chủ đích, bạn nắm thế chủ động trong khoảng thời gian nhất định.

Bạn biết, bạn đang làm gì, bạn muốn giải quyết vấn đề gì. Nhưng khi lướt video ngắn, bạn luôn ở trong trạng thái bị động, hoàn toàn mất kiểm soát, bạn bị phép tính của nền tảng dắt mũi, cung cấp cho bạn Video nào, thì bạn sẽ xem video đó, bạn cứ tiếp tục, theo dõi bất tận những video mới mẻ, không mục đích, không điểm dừng, đó không phải là sự tập trung tận hưởng, bằng sự chú tâm, mà đó là hành vi đang giết chết sự tập trung của bạn.

Các nhà thần kinh học, tại viện nghiên cứu trẻ em Seattle, từng tiến hành một nghiên cứu, và phát hiện ra rằng, bộ não của trẻ em nghiện chơi điện thoại, có sự khác biệt rõ rệt về hình thái, so với trẻ em bình thường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Bộ não bên trái của trẻ em khỏe mạnh, với những đường vân rõ ràng, trong khi đó, bộ não bên phải của trẻ em nghiện điện thoại, đã có tình trạng co rút, và bộ não của người lớn, cũng có tình trạng như vậy. Hơn nữa, trong quá trình nghiện Video ngắn, chức năng suy nghĩ có liên quan đến tư duy cao cấp, mức độ tập trung, khả năng ghi nhớ, và quản lý cảm xúc, sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tóm lại, nếu có một trong hai biểu hiện trên, thì có nghĩa là bạn đang mắc phải cạm bẫy của nghiện mềm, thực chất những hành vi kiểu như thế này không phải là tội lỗi, chúng chỉ là những nỗ lực sai lầm, trong việc tự xoa dịu bản thân, có thể là chúng ta muốn thư giãn sau một ngày mệt mỏi, hoặc là chúng ta bị áp lực, muốn làm điều gì đó khác đi, để phân tán sự chú ý, hay chúng ta bị cảm xúc mạnh nào đó lấn át, và muốn tìm một góc khuất, để giải thoát tạm thời.

Những hành vi như vậy, tưởng chừng như không có gì to tát, nhưng vấn đề ở chỗ là, những cơn nghiện mềm này, nó luôn hoạt động một cách rất tinh vi, xảo quyệt, ở một mức độ mà chúng ta không thể chú ý đến, nó làm chúng ta lầm tưởng rằng, bản thân chúng ta, đang sống thật phong phú, đang được lấp đầy niềm vui, và hạnh phúc. Nhưng thực chất nó chỉ là, một mùi vị giả dối của cuộc sống, có thể ban đầu bạn không nhận ra được rằng, những hành vi tiêu cực này sẽ gây ảnh hưởng lớn như thế nào, nhưng về lâu, về dài, nếu cứ mãi đắm chìm trong sự thỏa mãn nhất thời, của niềm vui ngắn ngủi, bạn sẽ trở nên tê liệt, mất khả năng trải nghiệm cảm xúc thực, mất kết nối với thế giới bên ngoài, bỏ qua sự chú tâm đến ý thức bản thân, không cảm nhận được nhu cầu tinh thần sâu bên trong mình, xa lánh cuộc sống, mà chúng ta thật sự mong muốn một cách vô thức. Nghiện mềm, sẽ khiến bạn rơi vào một bánh lăn trượt dài trên đường dốc, để rồi xa rời với mục tiêu thực sự, và cảm thấy cuộc sống sẽ dần trở nên trống rỗng.

Vì vậy, chúng ta nhất định phải tìm cách, thoát khỏi những cơn nghiện mềm này. Vậy? Để thoát khỏi những cơn nghiện mềm, một trong những việc quan trọng đầu tiên, là bạn cần phải hiểu được bản chất của việc thoát khỏi nghiện mềm là gì?

Mấu chốt của việc thoát khỏi nghiện mềm. Trong sách, tác giả cho rằng, mấu chốt của việc thoát khỏi nghiện mềm, để có một cuộc sống phong phú thực sự, là bạn phải học được cách cân bằng một mâu thuẫn nào đó, cứ ngỡ là nhiều, nhưng thực chất là ít, trong cuộc sống hiện đại này. Ngày nay, chúng ta thực sự có quá nhiều thứ, nhiều sự lựa chọn, thông tin thu thập cũng quá nhiều, điều này khiến cho chúng ta không nhận ra được, nhu cầu cốt lõi của bản thân mình là gì, cũng khó mà tận dụng thời gian, và những thứ chúng ta thực sự đam mê. Chúng ta, đã biến sở thích thành giải trí, không muốn dành thời gian, cũng không muốn vượt qua bản thân. Vì thế, luôn dễ dàng tìm ra thứ nghiện mềm mới, để lấp đầy cuộc sống trước mắt của bạn, còn đối với các chiến lược tiếp thị quảng cáo, thì họ luôn luôn phóng đại, tạo ra ảo tưởng về cuộc sống vật chất, là tất cả ý nghĩa của cuộc đời, như thể là chúng ta chỉ cần đáp ứng được nhu cầu này, thì mới có thể đạt được hạnh phúc vậy.

Chúng ta có rất nhiều phương tiện liên lạc hơn, như điện thoại, tin nhắn, ở rất nhiều các nền tảng, nhưng sự giao tiếp thật sự với mọi người lại ít hẳn đi, chúng ta sở hữu nhiều sản phẩm giải trí hơn, sống trong một ngôi nhà tốt hơn, có thể xem Tivi, điện thoại màn hình lớn hơn, nhưng lại ít có cảm giác, được kết nối với thế giới bên ngoài, lười đọc hơn, lười suy nghĩ hơn, lười gần gũi với thiên nhiên, quả thực là chúng ta đang sống trong một thời đại đầy cám dỗ, với một thế lực vô hình to lớn, luôn dễ dàng khiến chúng ta rơi vào cơn nghiện mềm. Chính vì thế, bạn cần phải nhận ra một sự thực rằng, bạn đang sống cho một cuộc sống, cứ ngỡ là nhiều, mà thực ra là ít vô cùng, cứ ngỡ là nắm bắt được nhiều thứ, nhưng thực chất lại đang ngớp nghé, bên bờ vực của sự trống rỗng. Nếu nhận ra được điều này, bạn sẽ không còn muốn, làm những điều gây tăng cường mâu thuẫn này nữa, và cách để không làm tăng cường mâu thuẫn, không khiến bản thân ngày càng rơi vào tình trạng nghiện mềm. Đó là, cần giữ một cái đầu tỉnh táo trong sự hỗn loạn, phân biệt được, đâu là chứng nhận nhẹ, đâu là hoạt động có ý nghĩa. Đồng thời, đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho bản thân

MUA SÁCH ỦNG HỘ SÁCH TÓM TẮT & TÁC GIẢ
THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA SÁCH TÓM TẮT

error: Cảnh báo! Bạn không thể COPPY!
0848775566
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon