12 lượt xem

“Tự Giải Mã Bản Thân” – THỰC HÀNH, ĐỂ THÀNH CÔNG | PHẦN CUỐI

Chào mừng bạn đến với Sách tóm tắt. Hôm nay mình sẽ gửi đến bạn phần 3, cũng là phần cuối, bản tóm tắt của cuốn sách có tựa đề: “Tự Giải Mã Bản Thân”. Tự Thấu Hiểu Và Định Vị Bản Thân, Để Thành Công Bằng Chính Đôi Chân Mình, của tác giả: Justin Nguyên Hồng. Các bạn nhớ nhấn nút đăng ký kênh, và vào nhóm cộng đồng hội đam mê đọc sách cùng Sách tóm tắt, để không bỏ lỡ bất kỳ cuốn sách hay nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập website để mua sách, ủng hộ Sách tóm tắt và tác giả, chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Chương 4. Thực hành. Vật chất là vật chất, vật chất thay đổi, khi có sự tác động của con người, và con người thay đổi, khi tư duy thay đổi, tư duy thay đổi, thì phải thực hành từ thực tiễn, khi chúng ta quan sát, các hoạt động trong thế giới khách quan, cũng như các sự vật hiện tượng, tiến tới tác động lên nhận thức, sẽ nảy sinh các ý tưởng tư duy sáng tạo, bắt đầu từ những tư duy sáng tạo này, mà chúng ta suy nghĩ, tìm tòi vật chất, trong thế giới vật chất, để chuyển hóa những hình thái, của vật chất hiện hữu, thành hình thái vật chất phục vụ, cho tư duy sáng tạo, một khi các hình thái vật chất mới này, được hình thành, thì buộc chúng ta phải thực hành trong thực tiễn, còn nếu không, chỉ mãi tồn tại trong tưởng tượng của chúng ta, quá trình thực hành trong thực tiễn, để chuyển đổi hình thái vật chất mới này, thường bắt nguồn từ việc, các hình thái nhận thức cơ bản của bạn, tác động lên bạn, đó có thể là nhận thức cảm giác, dưới sự tác động của sự vật, hiện tượng, tương tác vào các nhận thức giác quan của con người, hay là từ nhận thức của tri giác, từ những nhận thức chủ quan ban đầu, buộc chúng ta phải dùng tri giác để suy nghĩ, tư duy, tính toán, đưa ra các định tính, định lượng cho sự vật, hiện tượng, thế giới quan, từng bước tiến tới nhận thức, về biểu tượng, ngay cả khi sự vật sự việc không còn hiện hữu, thì bạn vẫn có thể hình dung, ghi nhận các thuộc tính, tiến tới tưởng tượng, mô phỏng các hình thái của vật chất mới, mà bạn tìm kiếm, hoàn thiện nó bằng nhận thức lý tính.

Tới đây, bạn đã khái quát hóa vật chất, sự vật, sự việc, thông qua phán đoán, và suy luận, truy tìm sự tương tác, bao quát các hành động, hành vi, hoạt động, ưu điểm, nhược điểm tồn tại, để đưa ra các phán đoán, nhằm cải tiến, hoặc khắc phục sự vật, chỉ có từ thực hành thực tiễn, bạn mới vận dụng hết, và đầy đủ các hình thái nhận thức tuyệt vời sẵn có, trong con người bạn, chúng tuy tách rời, nhưng lại tương tác bổ trợ cho nhau, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bắt đầu từ các hình thái nhận thức khách quan cảm tính, tiến tới nhận thức lý tính, nghĩa là bạn, đã từ nhìn nhận quan sát thế giới xung quanh, rồi thực hành thực tiễn, để đi đến nhận thức, được bản chất sự vật, từ thực hành thực tiễn, mới hình thành nên được các hình thái vật chất mới, đúng hay sai đều phải qua kiểm chứng, trong thực tiễn, như vậy, buộc chúng ta phải thực hành, để tìm ra chân lý, cho nhận thức của tư duy sáng tạo, thực hành thực tiễn, là động lực không giới hạn, để chúng ta truy tìm lời giải, càng khó khăn, thì chúng ta càng phải thực hành nhiều, càng khó khăn, càng thúc đẩy sự cố gắng.

Vậy để hiện thực hóa, những định hướng tư duy sáng tạo, bắt đầu từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, bước còn lại là phải đi vào thực tiễn, chỉ có thực tiễn, mới đánh giá được đúng sai, đánh giá được năng lực tư duy, đánh giá được thành quả, mà chúng ta đã thực hiện, từ đó tích lũy vào não bộ của bạn. Nếu không có thực tiễn, tức là nếu chúng ta không thực hành, thì tất cả chỉ là những quan sát bình thường, tư duy bình thường thoáng qua, được bạn nhận diện theo cảm xúc, mà không tạo ra được bất cứ một sản phẩm nào, của tư duy trí tuệ có giá trị, chỉ có bằng sức lao động, thông qua thực tiễn, bạn mới từng bước giải mã những niềm tin, mà chúng ta đã định. Từ đó, từng bước khẳng định được mục tiêu, và kế tiếp triển khai thực hiện, cho niềm tin của bạn, tất cả điều đó phải luyện tập, hành động, phải tự chính bản thân chúng ta tích lũy, qua thời gian, qua quá trình tư duy sáng tạo, qua quá trình tự tập trung ý thức, điều hành bộ máy siêu khổng lồ của mình, theo sự xác lập đã định, mới có cơ sở dữ liệu, để phân loại, và thiết lập nên một cơ sở dữ liệu cho bản thân mình, làm hành trang cho hành trình, leo lên đỉnh núi của cuộc đời bạn, hành trang của bạn, càng phong phú, càng được tinh xảo, càng trở nên giá trị, khi và chỉ khi, nó phải được luyện tập, thực hành từ thực tiễn, rồi được góp nhặt, tích lũy trong suốt quá trình thực tiễn.

Yếu tố 1: Thực hành quyết tâm. Quyết tâm luôn là yếu tố thúc đẩy động lực, khiến bạn nỗ lực lao động, và phấn đấu vượt qua mọi thử thách, mọi giới hạn của bản thân, để đạt được mục tiêu, thành quả mà bạn mong muốn, nếu bạn chỉ có ý chí quyết tâm, mà không thực hành thực tiễn, thì bạn không bao giờ đạt được kết quả như ý, nếu có cũng chỉ là những sự may mắn, và may mắn thường không đến lần 2, những con người thành công, đa số họ có cả một quá trình vận động, thực hiện liên tục, các quyết tâm của mình, để hoàn thành những mục tiêu lớn hơn bạn, sự quyết tâm của họ, thể hiện từ ý chí, đến những hành động quyết đoán, liên tục quyết liệt, để thực hiện mục tiêu, nhưng không hẳn, là cứ quyết tâm thì, họ chắc chắn sẽ đạt được ngay thành công, mà họ phải trải qua cả một quá trình phấn đấu, chinh phục những nấc thang khó khăn, nhưng cũng chính vì thế, nên họ đã hình thành cho mình những thói quen tốt, khi thực hành liên tục, vận động liên tục, lặp lại liên tục, gia tăng cả về lượng, lẫn chất, các quyết tâm mục tiêu, do chính họ đặt ra, từ đó đã tích lũy xây dựng, quyết tâm cho các mục tiêu lớn.

Bây giờ, hãy cùng tôi theo dõi câu chuyện, về sự vận động liên tục trong thiên nhiên, thể hiện trong quyết tâm săn mồi của báo đốm, bạn hãy thử hình dung, hình ảnh săn mồi của một con báo đốm Nam Mỹ, loài báo này rất thích săn cá sấu, lúc con cá sấu đang ẩn mình dưới nước, hay đang nằm phơi nắng, con báo đốm sẽ quan sát từ xa, liền tiến tới từng bước nhẹ nhàng, nhẹ nhàng tới mức, có thể mất cả vài tiếng đồng hồ, có khi mất cả buổi, nó mới tiến sát được con cá sấu, con báo rình rập con mồi, bằng tất cả sự tập trung, thể hiện rất rõ, qua đôi mắt dán chặt, vào nhất cử nhất động của con mồi, nó theo dõi từng bước đi, từng cử động của con mồi, bất cứ cái quẫy đuôi nhẹ nào của con mồi, đều thu hết vào trong đôi mắt nó, bốn chân của nó nhẹ nhàng, nâng cả cơ thể tiến sát mục tiêu, không hề phát ra tiếng động, gần như thời gian đối với con báo lúc này ngừng trôi, còn tìm của nó gần như ngừng hoạt động, với nó lúc này, chỉ cần phát ra một tiếng động nhẹ thôi, cũng làm cho con mồi quẫy nước lặn đi, nó nhẹ nhàng tới mức, đem đến cho con mồi một cảm nhận rằng, khoảng không gian, thời gian này thật là tĩnh lặng, thanh bình, con mồi say sưa thưởng thức sự thanh bình, mà không có một mảy may đề phòng, các cơ bắp của con mồi giãn ra thật sự thoải mái, con báo chọn cách di chuyển theo một góc khuất, mà con mồi khó quan sát, như từ phía sau, hoặc chếch về một góc, phía sau con mồi, thay vì vuông góc, hoặc trực diện với con mồi, tức là con báo chọn góc di chuyển, tránh phạm vào vùng quan sát, giám sát phòng vệ của con mồi, đến khi con báo đạt được một khoảng cách gần nhất, của sự chết chóc, tất cả mọi dồn nén của nó, trong suốt quá trình rình rập, và theo dõi lúc này bung tỏa, nó dồn hết sức bình sinh, vào một bước lao tới thần tốc, dồn hết uy lực dũng mãnh, vào một nhát cắn quyết định, ngay cổ con mồi, nó siết chặt hàm răng, nhất quyết không buông, mặc cho con mồi chống cự quyết liệt, vặn xoắn cả cơ thể, khiến nó lộn vòng trong nước xoáy, cho tới lúc mọi sự giãy giụa của con mồi, trở nên vô vọng, con báo mới lôi con mồi tới một nơi an toàn, mát mẻ, không có sự tranh giành, của các loài động vật khác, để tận hưởng chiến thắng, thưởng thức thành quả của mình.

Ví dụ trên để bạn thấy, chỉ bằng quyết tâm cao nhất, bạn mới gặt hái được thành công, giống như con báo, dùng sự quyết tâm mãnh liệt, để kìm nén, kiên nhẫn rình rập, chờ thời cơ thuận lợi để tấn công, kiên quyết không buông tha, dù con mồi chống trả quyết liệt tới mức nào, và cuối cùng, hạ gục con mồi, mục tiêu mà nó đã định, công cuộc săn mồi của con báo, là một ví dụ cho bạn thấy, để đạt được thành quả, phải trải qua một quá trình, và thành công hay không phụ, thuộc vào quyết tâm, nhưng không phải bất cứ lúc nào, cứ có quyết tâm là sẽ thành công, trong trận chiến với con cá sấu ở trên, con báo giành chiến thắng, nhưng không ít lần, nó đã thất bại, một phần do đặc tính hoạt động độc lập của loài báo, cũng là loài săn mồi, cũng có khả năng tập trung, và quyết tâm cao độ như loài báo, nhưng tỷ lệ săn mồi thành công, của loài sư tử luôn cao hơn nhiều, so với loài báo.

Bởi thế, sư tử chiếm vị thế chúa tể, trong các loài động vật, đặc điểm khác biệt của sư tử, so với báo đốm, là ở đặc tính làm việc theo bầy đàn, sự phối hợp và đoàn kết của sư tử, trong khi săn mồi rất khéo léo, có tổ chức, và luôn tuân thủ kỷ luật, trong quá trình săn mồi, loài sư tử phân chia nhiệm vụ, và vị trí rất rõ ràng, hợp lý, vị trí theo dõi lãnh trách nhiệm dẫn dụ con mồi, chạy tới vị trí mai phục đang ẩn nấp, và kết quả, con sư tử tấn công, chỉ đợi con mồi lao tới, là tóm gọn, nó có thể tấn công con mồi, có trọng lượng cơ thể lớn gấp 2 lần, hoặc 3 lần trọng lượng của một con sư tử trưởng thành, lúc chiến đấu với con mồi, cả bầy cùng tham chiến, không làm việc một mình đơn lẻ, chỉ những con sư tử nào bị loại ra khỏi đàn, thì mới đi săn mồi riêng lẻ. Nhưng vì sao môi trường tập thể, nên kết cục của những con bị loại ra khỏi đàn, thường rất bi thảm, chúng không sống được bao lâu, chính nhờ đặc tính làm việc theo bày, theo tổ chức, nên loài sư tử săn mồi cực kỳ an nhàn, và rất hiệu quả, thời gian chúng thảnh thơi nằm nghỉ, có lẽ còn nhiều hơn thời gian săn mồi.

Qua hai ví dụ trên, chúng ta nhìn nhận được rằng, nếu hành động mà không có quyết tâm, hay có quyết tâm, mà không kiên định, thì giống như làm việc, mà không có niềm tin, không có mục tiêu, tức là bạn mãi mãi, ở quá trình tìm kiếm con mồi, và theo dõi con mồi, rình rập con mồi, chứ không thể giành chiến thắng, trong quá trình rình rập, chỉ cần bạn có một chút lơ là, xao lãng, thì con mồi đã tháo chạy, hoặc những kẻ khác, sẽ chiếm mất con mồi của bạn. Chính vì thế, mức độ quyết tâm có thể quyết định, kết quả của bạn, trong mọi hành động. Bởi vậy, hãy quyết tâm cao độ như loài báo, và loài sư tử khi săn mồi, hãy ví mình là một con báo, tập trung tuyệt đối vào các động tĩnh của con mồi, qua đó, bạn tỉnh táo biết cách tránh được, những điểm mạnh của con mồi, tránh đối diện, tránh vùng quan sát chủ động của con mồi, chính là nhược điểm của bạn, và tìm ra các góc khác, nơi bạn chiếm thế chủ động, có sở trường.

Ưu điểm, vận dụng ưu điểm của mình, tránh nhược điểm, và để con mồi vào vị trí hoàn toàn bị động, và cuối cùng với ý chí quyết tâm mãnh liệt, như loài báo, sư tử, lao ra phập một nhát cắn chí tử, ngay chính cổ con mồi, bạn đã theo dõi hình thức săn mồi của loài báo, và sư tử, chắc hẳn bạn đã nhận thấy sự hợp tác, tạo nên hiệu quả cao hơn, cũng chính sự hợp tác, tạo nên quyết tâm cao hơn, quyết tâm của số đông, quyết tâm của mỗi cá nhân, nằm trong quyết tâm của một tập thể, mỗi một cá nhân, hoàn thành quyết tâm của mình, sẽ dẫn đến hoàn thành, quyết tâm của tập thể, hiệu quả quyết tâm của cá nhân, sẽ mang đến hiệu quả của quyết tâm tập thể.

Chính vì vậy, quyết tâm là yếu tố phải có, nếu bạn muốn thành công, mỗi một cá nhân phải có quyết tâm của chính mình, mỗi một tổ chức, phải có quyết tâm của một tổ chức, thì mới có thể đặt niềm tin, xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch. Nếu không có quyết tâm, thì cá nhân đó, hay tổ chức đó trở nên vô dụng, như lưỡi dao cùn, suy rộng ra, nếu một con người có tài giỏi, có sắc sảo thông minh đến mấy, mà không đủ quyết tâm, thì cũng không tạo được giá trị cho mình, đặt con người đó vào một tập thể, họ cũng sẽ không tạo ra được giá trị hữu ích, cho tập thể, cho mọi người trong tập thể, tạo nên giá trị thặng dư cho xã hội, muốn có quyết tâm cao độ, bạn cũng phải luyện tập, hãy tự đề ra, cho mình các phương thức, các hình thức với ý thức tự tạo, tự xây dựng mục tiêu, và quyết liệt hành động, luôn nhắc nhở, phải có trách nhiệm, để hoàn thành đến cùng mục tiêu. Hãy rèn luyện không ngừng như vậy, với mục tiêu của cá nhân bạn, của nhóm, của cả một tập thể, của cả một tổ chức, chúng ta ở vị trí nào, cũng phải tạo ra được quyết tâm mãnh liệt, để lan tỏa quyết tâm ra xung quanh, lay động được tất cả, thúc đẩy hình thành một quyết tâm tập thể cao độ. Nếu làm được điều này, thì tập thể của bạn, núi cũng có thể rời, biển cũng có thể lấp.

Phần 2. Thực hành cảm xúc. Câu chuyện thứ nhất. Câu chuyện về Đức Phật, khi đi khất thực bị mắng chửi, một lần, đức phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn, thấy đệ tử của mình đi theo Đức Phật nhiều quá, nên ra đón đường, chửi mắng Đức Phật. Đức Phật vẫn thong thả, họ đi theo sau chửi, thấy Đức Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Đức Phật và hỏi, ngài không điếc sao, không nghe chúng tôi chửi sao. Đức Phật liền hỏi lại, này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà ra tặng họ, mà họ không nhận, thì quà đấy sẽ về tay ai, quà ấy về tay tôi chứ ai, cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Câu chuyện thứ hai, có một cậu bé rất dễ tức giận, người cha mới quyết định đưa cậu bé một túi đinh, và bảo, mỗi lần cậu tức giận, thì hãy đóng một cây đinh vào bức tường, trong ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 chiếc đinh vào bức tường, cậu bé dần dần bắt đầu kiểm soát cảm xúc, trong vài tuần tiếp theo, và số đinh bị đóng vào tường, ngày một ít đi. Rốt cuộc, cậu bé phát hiện ra, kiểm soát cơn giận, còn dễ hơn việc đóng số đinh đó vào tường. Cuối cùng, cũng tới cái ngày cậu không còn, mất kiểm soát cảm xúc nữa, cậu ta mới báo ngay cho cha hay, và thế là người cha đề xuất, cậu bé mỗi ngày nhổ chiếc đinh ra, nếu như ngày hôm đó, cậu kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nhiều ngày trôi qua, và cuối cùng, cậu bé cũng tới nói với cha rằng, tất cả số đinh đã được nhổ, người cha nắm lấy tay con, và dẫn cậu bé tới bức tường, con đã làm rất tốt, con trai ạ, nhưng hãy nhìn vào những lỗ hổng, sót lại trên tường, bức tường sẽ không bao giờ còn được như trước nữa, khi con nói chuyện trong cơn tức giận, thì sẽ để lại những vết sẹo giống như vậy, khi nóng giận, con đã hành động thiếu kiểm soát, để lại những vết thương cho người khác, rồi sau đó, bất kể còn có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, thì vết thương vẫn còn đó.

Hãy kiểm soát cơn giận của bản thân, và đừng nói gì với người khác, trong lúc chúng ta tức giận, vì sau này, chúng ta có thể sẽ phải hối hận, trong cuộc sống, có những thứ mất đi rồi, chúng ta không thể lấy lại được, cảm xúc là những giá trị nguyên sơ, cơ bản nhất mà ai cũng có, nó gần như thuộc về bản năng gốc của con người, từ lúc sinh ra, đến lúc mất đi, giá trị bản năng gốc này, luôn khởi tạo liên tục, củng cố liên tục, và xáo trộn liên tục qua thời gian, nó luôn là ngọn lửa vĩnh cửu, cháy âm ỉ trong lòng bạn, để từ đó sẽ bùng lên những cảm xúc yêu thương, giận hờn, ghét bỏ, hay vui vẻ, tạo cho bạn các cung bậc cảm xúc, tùy thuộc vào sự tiếp nhận thông tin mỗi ngày, thông qua giao tiếp của tâm thức, liên quan tới sự vật hiện tượng, tùy thuộc vào cường độ giao tiếp tâm thức của bạn, đối với sự vật hiện tượng đó, nhưng nếu chúng ta, để cho bản năng của mình kiểm soát mọi hành động, kết quả sẽ không tốt, bởi nó gây ra những tổn hại tinh thần, những bản năng của cảm xúc, không phải là các yếu tố, giúp chúng ta tạo nên giá trị, để chúng ta bổ sung tích lũy, vào phần đầu của cuộc đời mình, mà là các yếu tố mang tính chất xúc tác, để tạo ra hứng khởi, đam mê hành động, hay cũng có thể là sợi dây trói buộc tư duy của bạn, ngăn cản hành động của bạn, hoặc là thúc đẩy, nảy sinh những hành động, hành vi, những phản ứng của bạn, khi đối diện với một sự vật hiện tượng, hay tình huống, cảm xúc cũng là yếu tố, có thể tác động tích cực tới tư duy, tạo động lực, hay khiến bạn dễ bị tổn thương, để thúc đẩy tư duy hành động, biến nỗi đau thành hành động, biến yêu thương thành hành động, biến giận dữ thành hành động, biến ghét bỏ thành hành động, đó là hành động hành vi, xuất phát từ cảm xúc của tâm thức, từ cảm xúc của tâm thức, mới đi đến cảm xúc của ý thức, tác động liên tục lâu dài, thì nó phải là cảm xúc của ý thức, áp đặt lên cảm xúc của tư duy, điều khiển mọi hành động, hành vi bộ não của bạn.

Chính bộ máy này, thúc đẩy bạn hành động, thúc đẩy bạn có các nhận định chiến lược, thúc đẩy xây dựng kế hoạch hành động, và triển khai kế hoạch, một cách có tổ chức, có khoa học, tức là thúc đẩy bạn, vào quá trình nhận thức thực tiễn, và quá trình thực hành thực tiễn, từ kết quả của thực tiễn, mới quyết định được giá trị, của hành động hành vi, mục tiêu công việc, cũng như hiệu quả công việc, như ở câu chuyện thứ nhất. Đức Phật đã dùng cảm xúc, ý thức của mình, để kiểm soát hành động, kiểm soát tư duy suy nghĩ, chuyển hóa hành động, hành vi tiêu cực, của Bà La Môn, thành một hành động hành vi, dưới một luận giải tích cực. Đức Phật đã kiềm chế những cảm xúc tâm thức, tránh không để những lời nói phỉ báng, làm mình lay động bản ngã, độ tĩnh lặng trong cảm xúc tâm thức của Đức Phật, đã đạt tới ngưỡng sắc sắc, không không, giống như một túi da không đáy, hấp thụ hết thảy, mọi cảm xúc tiêu cực, chuyển hóa nó thành cảm xúc tích cực, vượt qua bản ngã cá nhân, tức là vượt lên, những điều bản thân luôn cho rằng, mình là một người tài năng, đầy nghị lực, và tiềm năng, niềm tin thái quá vào tầm quan trọng của bản thân, chúng ta coi trọng bản thân mình, và sống bất chấp theo cách mình muốn, nhu cầu được tốt hơn, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu được phản kháng, nhu cầu được làm ít, hưởng nhiều hơn, nhu cầu được công nhận, được tôn trọng, được bảo toàn danh dự, được vinh quang, được tung hô, được chiến thắng.

MUA SÁCH ỦNG HỘ SÁCH TÓM TẮT & TÁC GIẢ
THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA SÁCH TÓM TẮT

error: Cảnh báo! Bạn không thể COPPY!
0848775566
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon