33 lượt xem

“Tự Giải Mã Bản Thân” – XÁC LẬP, RÕ MỤC TIÊU | PHẦN 2

Chào mừng bạn đến với Sách tóm tắt. Hôm nay mình sẽ gửi đến bạn phần 2, bản tóm tắt của cuốn sách có tựa đề: “Tự Giải Mã Bản Thân”. Tự Thấu Hiểu Và Định Vị Bản Thân, Để Thành Công Bằng Chính Đôi Chân Mình, của tác giả: Justin Nguyên Hồng. Các bạn nhớ nhấn nút đăng ký kênh, và vào nhóm cộng đồng hội đam mê đọc sách cùng Sách tóm tắt, để không bỏ lỡ bất kỳ cuốn sách hay nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập website để mua sách, ủng hộ Sách tóm tắt và tác giả, chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Chương 3: Xác lập. Để hiện thực hóa những hoài bão, những ước vọng, để giải phóng được nguồn năng lượng sáng tạo trong bạn, để kích hoạt bộ máy siêu việt của bạn để tập trung, bắt đầu bằng cách xác lập niềm tin, niềm tin phải được xác định, còn nếu không, chỉ là ước muốn, chỉ là mong mỏi, chỉ hiện hữu trong suy nghĩ, trong trí tưởng tượng, và rồi bạn sẽ để nó trôi qua theo thời gian, theo từng khoảnh khắc của cảm xúc, như cánh bèo trôi trên sông, một cách vô định, không biết đâu là bến bờ, vì trong lúc bạn có quá nhiều mục tiêu, mà không nhận biết được, đâu là mục tiêu quan trọng, đâu là mục tiêu, chúng ta cần hướng đến, điều này giống như chúng ta, muốn đi từ điểm A, đến điểm B, chúng ta phải xác định được điểm bắt đầu, và điểm kết thúc, rồi từ đó xác lập các mục tiêu, còn nếu không, sẽ bị luẩn quẩn, lang thang một cách vô định, không biết đi về đâu, đi về hướng nào, hôm nay làm việc này, mai làm việc khác, không tập trung vào việc chính, bị xáo trộn bởi các mục tiêu thứ cấp, và kết cục là làm quần quật suốt ngày, suốt đêm, nhưng hiệu quả không cao, không mang lại giá trị thặng dư, so với những người khác, nhưng do cách làm của họ rất tập trung, và chỉ nhắm vào mục tiêu đã định, nên họ vừa làm, vừa chơi thảnh thơi, mà hiệu quả, thành quả mang lại cao hơn rất nhiều lần so với chúng ta.

Vì vậy, trong trường hợp này, bạn nên tự lên cho mình một hướng đi rõ ràng, bằng cách xác lập tất cả mọi yếu tố liên quan, đến việc xác định niềm tin, từ đó nhắm vào thiết lập mục tiêu chính, để lên kế hoạch, và triển khai thực hiện kế hoạch, nếu không sẽ bị sa lầy, dần dần mất hết động lực, để cố gắng, dẫn đến mất dần trách nhiệm, với chính bản thân mình, khi đã xác lập, đã định được niềm tin, thì từ đó, bạn sẽ không bị phân tán nguồn lực, trí lực, vật lực, thời gian, niềm hy vọng, các mối quan hệ, và không bị phân tâm, do chạy theo cảm xúc, bởi những lời bàn tán, hay bị những ý kiến của người khác, làm cho lung lay, bạn sẽ thấy hiệu quả được ghi nhận vào phần đầu, và từng bước được định lượng, không cảm thấy bị chán nản, không cảm thấy bế tắc, khi có kết quả được ghi nhận, bạn trở nên tích cực hơn.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện: Đẽo cày giữa đường. Chuyện kể rằng, một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn đẽo một cái cày thật tốt, để làm việc hiệu quả, và đỡ vất vả hơn, một ngày kia, bác xin được một khúc gỗ tốt, nhưng do chưa đẽo cày bao giờ, nên bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường, ngồi đẽo, và hỏi ý kiến của mọi người, bác đẽo được một lúc, thì một người đi qua chê, bác đẽo thế không phải rồi, bạc đẽo to quá, bác nông dân nghe thấy có lý, bèn làm theo, lát sau lại có người đi qua bảo, bác đẽo thế này không cài được đâu, cái đầu cày bác làm to quá, bác nông dân nghe thấy có lý, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, được một lát, lại có một người đi qua nói, bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày Bác làm dài quá, không thuận tay, bác nông dân nghe thấy có lý, lại chỉnh sửa theo, và cuối cùng đến cuối ngày, bác nông dân chỉ còn một mẩu gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày, theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn, bác buồn lắm, nhưng cuối cùng bác đã hiểu, làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình, và kiên trì với con đường mình đã chọn. Câu chuyện trên cho chúng ta thấy, bác nông dân có mong muốn thực hiện, có một sự chuẩn bị tốt, để thực hiện dự định đó của mình, nhưng chỉ vì thiếu đi sự xác lập, dẫn đến bác tiêu hết những nguồn lực, mà mình đã tích lũy, cuối cùng không đi đến được kết quả như mong muốn ban đầu.

Phần 1. Xác lập sự quyết tâm. Tại sao chúng ta cần xác lập sự quyết tâm, bạn biết rằng, con người trung bình, chỉ nhấc được vật nặng khoảng 30 kg, vậy thì làm sao, từ hàng ngàn năm trước, con người có thể xây dựng được các công trình vĩ đại, như kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành, đường dẫn nước Aqua Virgo, đấu trường La Mã. Những con người, bắt tay làm nên các công trình đó, họ đã thể hiện một ý chí quyết tâm rất mãnh liệt, ý chí quyết tâm đã xác lập, phải thực hiện, và kết quả đạt được, là minh chứng ghi lại vào phần đầu, để rồi tới nay, vẫn trường tồn với thời gian. Câu chuyện sau đây, kể về hai anh em nhà Wright, dù chỉ có 12 giây ngắn ngủi bay trên bầu trời, nhưng phía sau, là một quyết tâm vô cùng lớn, là cả cuộc đời, chỉ định một niềm tin, định một quyết tâm, một mục tiêu, nhưng đã thay đổi cả nhân loại, cha đẻ của máy bay chưa từng nhận bằng tốt nghiệp trung học, ngày 17 tháng 12 năm 1903, tại đồi Kill Devil, ở thị trấn Kitty Hawk, bang Carolina nước Mỹ, trên chiếc máy bay Flyer 1, anh em nhà Wright và Wilbur, đã ghi tên mình học lịch sử ngành hàng không, khi thực hiện chuyến bay có người lái thành công, đầu tiên trên thế giới, chuyến bay này chỉ kéo dài 12 giây, đi quãng đường 37m, cùng hôm đó, anh em nhà Wright, còn thực hiện tiếp 3 chuyến bay nữa, chuyến bay cuối cùng do Wilbur điều khiển, đã vượt qua quãng đường là 256m, trong 57 giây.

Orville Wright, sinh ngày 19 tháng 8 năm 1871, và Wilbur Wright, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1867, trong gia đình có 7 người con, cha của họ là Milton Wright, giám mục, khi còn học tiểu học, Orville Wright là một học sinh nghịch ngợm, ông từng bị đuổi học, vì những trò tai quái của mình, trong khi đó Wilbur Wright rất ham học. Tuy nhiên, ông cũng chưa nhận bằng tốt nghiệp trung học, dù đã theo đến năm cuối, nguyên nhân xuất phát từ việc gia đình ông, đột ngột chuyển từ thành phố Richmond, bang Virginia, tới thành phố Dayton, bang Ohio của Mỹ. Orville Wright, và Wilbur Wright không học đại học, nhưng nhạy bén với các vấn đề kỹ thuật, và cơ khí, họ lập văn phòng in ấn, rồi mở đại lý bán, và sửa chữa xe đạp vào năm 1892, chỉ sau một thời gian ngắn, hai anh em đã có thể thiết kế chiếc xe đạp riêng cho mình, từ món đồ chơi 50 xu, đến chiếc máy bay đầu tiên, theo Orville Wright và Wilbur Wright, ý định chế tạo ra những vật nặng, có thể bay trên không trung của họ, bắt đầu với một món đồ chơi từ Pháp, món đồ chơi này có giá 50 xu, dựa trên sáng chế của Alphonse Pénaud, nhà tiên phong hàng không Pháp, nó chỉ gồm một trục bằng tre, hai cánh quạt, và dây cao su xoắn.

Năm 1896, sau khi nghe thông tin, Otto Lilienthal, kỹ sư người Đức, thử làm cỗ máy biết bay, có thể chở người. Orville Wright và Wilbur Wright, lập tức nảy ra ý định, chế tạo máy bay, họ tìm tài liệu về động cơ, ở các thư viện, trong quá trình nghiên cứu, hai anh em nhận thấy, giữ thăng bằng là vấn đề mấu chốt khi bay, chính Lenin đã chết, vì không thể giữ được chiếc tàu lượn, của ông thăng bằng. Sau nhiều bản thiết kế, và thử nghiệm, nhằm tìm ra giải pháp, họ đã thành công, tiếp đến hai người bắt tay vào phần động cơ, vì chẳng nơi nào nhận, làm một động cơ mạnh, nhưng nặng không quá 100 kg, nên họ phải tự thiết kế, về cánh quạt, ban đầu hai người dự định sao chép các mẫu, đang được sử dụng, cho chân vịt tàu thủy. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, họ nhận thấy có nhiều vấn đề, nên đã có một số điều chỉnh, sau khi nghiên cứu kỹ, cách thức chế tạo một loại khí cụ bay, nặng hơn không khí, và có kiểm soát, họ chọn Kitty Hawk, một ngôi làng ở Carolina, làm nơi thử nghiệm, đây là khu vực có gió, cồn cát ổn định. Năm 1904, họ thiết kế máy bay mới, mạnh hơn, mang tên Flyer 2, mẫu thiết kế này được thử nghiệm, trên đồng cỏ Huffman. Sau đó một năm, chiếc Flyer 3 ra đời, và hoàn thành quãng đường bay, khoảng 19 km, ít ngày sau, nó bay liên tục một quãng đường dài gấp đôi, trong vòng 38 phút, kỷ nguyên mới mở ra, máy bay của anh em nhà Wright, được cả thế giới đón nhận, và nhanh chóng phát triển, ngày càng nhiều mẫu mã mới, với tính năng vượt trội ra đời.

Năm 1912, hai phi công người Anh, là John Alcock, và Arthur Whitten Brown, thực hiện chuyến bay vượt qua Đại Tây Dương đầu tiên, với tổng thời gian gần 16 tiếng, so với 4 ngày, nếu đi bằng tàu khách hạng sang. Sau này, ngoài mục đích quân sự, máy bay chở khách phát triển, chiếc máy bay lịch sử của hai anh em nhà Wright, hiện được trưng bày vĩnh viễn, tại Viện bảo tàng Hàng không, và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian, tại thủ đô Washington.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy, nếu niềm tin không đi cùng với sự quyết tâm, thì những niềm tin, những mục tiêu, những kế hoạch, hoạch định không được kiểm chứng, từ thực tiễn, sẽ không bao giờ được triển khai, kể cả có quyết tâm, mà không xác lập được quyết tâm, thì chúng ta vẫn mãi loay hoay tìm kiếm, đó là mẫu số chung của chúng ta, trong cuộc sống hiện tại, không ít người đã rất cố gắng, không quản ngại gian nan vất vả, lao động hăng say, không biết mệt mỏi, nhưng mãi vẫn không thu về được giá trị lớn lao, như mong muốn, nguyên do đến từ những quyết tâm được định hướng, được xác lập, chúng ta đã lao vào những mục tiêu thứ cấp, thay vì mục tiêu chính, lâu dần, mọi cố gắng của bạn loanh quanh theo các mục tiêu thứ cấp, dần đánh mất đi khả năng nhận diện mục tiêu chính, vòng xoáy cứ thế tiếp tục, từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, dẫn đến tâm trí bạn bị tập trung vào mục tiêu thứ cấp, những mục tiêu thứ cấp này, phát sinh liên tục, chỉ cần thức giấc, là nó lại phát sinh, từ các mối quan hệ xung quanh, hay là từ chủ thể trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc từ chính bản thân bạn, để rồi từ đó, tư duy tâm trí bị cuốn hút theo nó, vào những việc thứ cấp, mà không nhấc chân ra được, lâu dần trở thành một thói quen, một thói quen cực kỳ tai hại, bạn không biết rằng, mình đang đi sai lệch niềm tin, sai lệch mục tiêu ban đầu, kế hoạch ban đầu, mong muốn ban đầu, đỉnh núi ban đầu bạn đã chọn.

Thế nên, bạn cần tập trung, và xác lập mục tiêu chính, ở đây việc cần làm, không phải là bạn bỏ qua việc cần làm, là xác lập các mục tiêu quyết tâm thứ cấp, mà ngược lại, phải luyện tập xác lập những quyết tâm thứ cấp này, bất cứ lúc nào, bất cứ thời gian nào, hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, để hoàn thành nó, bởi việc xác lập các quyết tâm thứ cấp, có ý nghĩa như những viên gạch, được đặt, và gắn kết đúng vị trí của nó, trong quá trình thực hiện, hoàn thành mục tiêu chính, phải xác lập quyết tâm, để tôi luyện ý chí kiên cường, như thép rèn trong lửa đỏ, ý chí chịu đựng như những người anh hùng bất khuất, ý chí kiên cường như tìm kim trong biển, ý chí quyết liệt, như mũi tên xé gió, cắm vào hồng tâm. Từ đó, từng bước nâng dần sức chịu đựng, trước những chấn động về tinh thần, về tâm lý, về trí lực, và cả về thời gian, trở thành những cây phong ba, sẵn sàng hứng chịu những cơn bão táp của cuộc đời, không lùi bước trước những thử thách, vượt quá sức chịu đựng, không quỵ gối trước sức mạnh, không bị mơ hồ trước mây đen bao phủ, không bị vấy bẩn, bởi sự đen tối, vì tham lam mà hành động liều lĩnh, không vì tuyệt vọng, mà trở nên mù quáng, và chắc chắn không buông xuôi, theo dòng nước, trước những biến cố khó khăn. Chính vì vậy, khi ta làm chủ được bản thân mình, thì ta cũng kiểm soát được cuộc đời, theo hướng mình mong muốn, đừng để dòng đời đưa đẩy bạn, về đâu thì về, đi đâu thì, đi tấp vào bến bờ nào, thì cắm sào tại bến bờ đó, đừng để bạn cảm thấy có lỗi, tiếc nuối về sau, với chính cuộc đời mình, bằng cách hãy đứng lên, quyết tâm đứng lên, với bộ máy siêu việt khổng lồ thông thái, thì bạn sẽ suy nghĩ được cách thức, tìm được giải pháp, hãy nhớ không có gì là không thể, thực hiện được.

Phần 2. Xác lập cảm xúc. Xác lập cảm xúc để từ đó, tiến tới các bước tiến xa hơn, đó là định tâm trí, nó là một bước chuyển tiếp rất cần thiết, thông qua đó, làm bạn trở nên điềm đạm hơn, trước những diễn biến tâm lý phức tạp, do tâm thức gây xáo trộn, dễ khiến bạn bị lu mờ, sự sáng suốt trong tâm trí, tư duy của bạn bị che lấp, không nhìn ra được ưu điểm, và khuyết điểm của chính mình, cũng như của mọi người xung quanh, trong các mối quan hệ, hay như trong nhân sinh quan, cảm xúc không xác lập được, sẽ làm cho nó không có một đường hướng rõ ràng, hay nếu không luyện tập xác lập cho nó một sự điềm tĩnh, sẽ ảnh hưởng đến việc, đưa ra quyết định của bạn, hoặc vội vã, hoặc hững hờ, khi bạn tiếp nhận mọi sự việc hiện tượng, thì trước tiên, là tiếp nhận về mặt cảm xúc, bạn sẽ có những đánh giá chủ quan, về bề mặt của sự kiện, và hiện tượng đó, cảm xúc truyền dẫn thông tin, lên bộ não của bạn, để bộ não đưa ra quyết định, đồng nghĩa với việc, cảm xúc chi phối việc đưa ra quyết định. Lúc này, bạn sẽ thường đưa ra quyết định, dựa trên niềm tin, và kinh nghiệm cá nhân, có thể chưa rõ ràng, bởi vậy quyết định của bạn mang tính chủ quan, và không phải là đúng, cho tất cả mọi trường hợp, nếu chúng ta không có bước, kiểm tra lại, xác thực lại, không cho bộ máy siêu việt, có cơ hội để làm việc, truy tìm cội rễ của sự vật, sự kiện, phần chìm của tảng băng, chứ không chỉ căn cứ, vào phần nổi như cảm xúc.

Nếu ví sự vật, hiện tượng là một tảng băng trôi, thì phần nổi chính là bề mặt, còn phần chìm dưới nước ta không nhìn thấy, mới là cội rễ, là cốt lõi, thì các quyết định bạn đưa ra sẽ nông nổi, và ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng, tới thành quả lao động của bạn, của những chủ thể, hay đối tượng có liên quan, kéo theo rất nhiều hệ lụy, như sai lệch niềm tin, sai lệch mục tiêu, tư duy, trí tuệ, tức là tác động xấu từ nhận thức, tới hành động của cả một tập thể, một cộng đồng, chứ không riêng bản thân bạn, chúng ta xác lập cảm xúc, tức là luyện tập, để cho ý thức tác động lại cảm xúc, điều khiển cảm xúc, từ đó giúp bạn nhìn thấy phần cội rễ của vấn đề, gốc rễ của hiện tượng, hay phần chìm của tảng băng, phần chìm đó là cả một thế giới lung linh, huyền ảo, mà nếu khám phá ra được, sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc về sau, những điều tuyệt diệu ấy, đang bị cảm xúc chủ quan của bạn che mờ, bạn cần dùng ý thức điều chỉnh cảm xúc, để nhiều cảm xúc tích cực hơn đến với bạn, dần tiến tới hạn chế, kiểm soát hay loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, như chán nản, thất vọng, buồn rầu, làm bạn bị rối loạn niềm tin, nguyên nhân dẫn tới rối loạn mục tiêu, khiến cho kế hoạch, hay hành động sẽ bị rối loạn, để rồi bạn bị cuốn theo các mục tiêu thứ cấp, và không nhận diện được mục tiêu chính của mình, trong trường hợp này, bạn đã để phí phạm công sức, và mất không ít thời gian, do rối loạn mục tiêu, dẫn đến dễ tự ti, hay cáu gắt với chính mình, và với những người xung quanh, bạn tự tạo áp lực cho mình, tự đặt ra cho mình một tiêu chuẩn, một nguyên tắc, mà lại không hiểu sẽ dùng vào việc gì, và lúc nào thì dùng, lúc nào thì không nên dùng, có khi bạn muốn vứt bỏ những thứ vô nghĩa, mình đã tạo ra đó, muốn được giải phóng chính mình, để được tự do, nhưng lại không vứt bỏ được, bởi bạn cảm thấy bất an, nếu làm như thế.

Thực ra, lúc này bạn giống như con chim bị thương, sợ cành cây cong vậy, không bay cao, và bay xa được, bạn cố gắng kiềm chế cảm xúc, đè nén, nhốt chặt cảm xúc thực của mình, để tuân thủ những quy định, quy tắc do bạn tự đặt ra, và nhốt tư duy trong không gian hữu hạn, làm cho tâm hồn bị vướng mắc, trong giới hạn, do chính mình tạo ra, khiến trí tưởng tượng của bạn không vươn xa được, do bị rào cản của cảm xúc tiêu cực ngăn chặn, sự minh mẫn của bạn sẽ bị xáo trộn bất thường, khiến bạn nhớ nhớ, quên quên, ngỡ là quên, nhưng lại nhớ, ngỡ là nhớ, nhưng lại quên, bạn có những hành động, lời nói phát ra một cách vô thức, không đầu không đuôi, theo sự rối loạn của cảm xúc, lúc này, bạn luôn trong trạng thái phòng vệ, với tất cả mọi sự tác động, của các tác nhân bên ngoài, hay sự vật hiện tượng bên ngoài, và phòng vệ, ngay với chính bản thân mình, thật nguy hiểm, nếu bên cạnh bạn, lại có những cá thể phụ thuộc, nếu như thế, thì dần dần họ sẽ bị bạn ảnh hưởng, và có thiên hướng tự cô lập giống bạn, chỉ thấy thoải mái, khi và chỉ khi, được một mình hoạt động độc lập, chỉ trong trạng thái một mình cô độc này, những thiên hướng tư duy tích cực của bạn, mới được giải thoát, bạn thấy được tự do, thoải mái giải phóng năng lượng, và tự xác lập cho mình, một vùng an toàn trong phạm vi hữu hạn, khi đó, bạn mới buông tỏa, nguồn năng lượng tích cực trong bản thân mình được, nhưng bạn đã vô tình, hay hữu ý, bỏ qua một điều rằng, con người, là tổng hòa tất cả các mối quan hệ xã hội, con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới, luôn được các nhà khoa học nghiên cứu sâu sắc, với nhiều chiều cạnh.

Triết học Marx-Lenin, những nhà triết học cho rằng, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội, nhưng đến Karl Marx. Ông đã nghiên cứu con người, với tư cách là một thực thể tự nhiên xã hội, tồn tại và phát triển, trong sự gắn bó hữu cơ, với giới tự nhiên, và xã hội loài người, chịu sự tác động, nhưng không phải là sản phẩm thụ động của tự nhiên, và các quan hệ xã hội, mà là chủ thể, giữ vai trò quyết định, đối với sự vận động, phát triển của thế giới, và của chính mình. Theo Karl Marx, lao động quyết định sự hình thành con người, đánh dấu sự chuyển biến, từ động vật thành con người, trong lao động, con người xây dựng nên thế giới văn hóa vật chất, và tinh thần của mình, và cũng từ trong lao động, con người đã hình thành xã hội của con người, như ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp, quan niệm, định hướng giá trị, thế giới quan.

Bản chất con người, không phải là cái trừu tượng cố hữu, của cá nhân riêng biệt, như người ta nghĩ, mà có tính lịch sử, cụ thể, đó là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên, và mặt xã hội, và cơ sở hiện thực của con người, là tổng số những lực lượng sản xuất, tư bản, và những hình thức xã hội, của sự giao tiếp.

Tính hiện thực của con người, những cá nhân con người sống, thể hiện ở sự tồn tại khách quan trong hoạt động thực tiễn của nó, con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới, con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội, và vì vậy, bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu, của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người, là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội, quan điểm này, là một bước ngoặt cách mạng, trong quan niệm về con người, về bản chất con người, vị trí, vai trò của con người, trong tiến trình phát triển của nhân loại, cũng cho thấy, mọi hoạt động lao động sản xuất của con người, đều không ngoài mục đích sáng tạo, ra nền văn hóa vật chất, và tinh thần, cũng với ý nghĩa đó, bằng các hoạt động cách mạng, con người đánh dấu các trang sử mới, cho chính mình, phù hợp với nhu cầu, và mục đích của mình, trong tiến trình phát triển.

MUA SÁCH ỦNG HỘ SÁCH TÓM TẮT & TÁC GIẢ
THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA SÁCH TÓM TẮT

error: Cảnh báo! Bạn không thể COPPY!
0848775566
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon